Chiến tranh Triều Tiên và Hàn Quốc ngày nay chủ yếu là sản phẩm của Chiến tranh Lạnh. Nhưng trước đó rất lâu, người Triều Tiên đã ghét Mỹ, vì cho rằng chính Mỹ là nhân tố cản trở quá trình giành độc lập, tự chủ và thống nhất đất nước.

Chiến Tranh Triều Tiên

Các binh sĩ Triều Tiên bị bắt ngày 16/11/1950 tại Triều Tiên.

Thoát Nhật Bản nhưng bị chia làm đôi

Sau hai cuộc chiến tranh Trung - Nhật và Nga -Nhật từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Nhật Bản chiếm đóng hoàn toàn bán đảo Triều Tiên với sự ủng hộ của Mỹ (quan hệ của Mỹ với Triều Tiên khi đó không tốt đẹp do những xích mích trong quá khứ).

Nhật Bản thống trị Triều Tiên từ năm 1910 đến tận khi Thế chiến 2 kết thúc. Khi cùng giải phóng Triều Tiên khỏi ách thống trị của Nhật Bản, Mỹ và Liên Xô thỏa thuận tạm thời chia Triều Tiên thành hai miền tại vĩ tuyến 38. Tuy nhiên, quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô xấu đi khiến Triều Tiên không được thống nhất như kế hoạch.

Trong thời gian này, Triều Tiên chịu ảnh hưởng của Liên Xô và do kẻ thù cũ của Triều Tiên là Nhật Bản có quan hệ thân thiện với Mỹ, người Bắc Triều Tiên bắt đầu có quan điểm ghét Mỹ. Tuy nhiên, nhiều bộ trưởng và nhà truyền giáo Mỹ vẫn hoạt động tại Triều Tiên vào thời gian này, nhắc nhở người Triều Tiên rằng người Mỹ có thể giúp họ. Sau đó tất cả những người Mỹ này đều bị trục xuất khỏi Triều Tiên.

Sau khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt làm hai miền, ông Kim Nhật Thành, ông nội của nhà lãnh đạo Kim Jong-un ngày nay, trở thành nhà lãnh đạo miền Bắc sau thời gian đi học tập tại Liên Xô và có nhiều đóng góp cho đất nước.

Chiến Tranh Triều Tiên

Một ngôi làng ở Bắc Triều Tiên bị trúng bom napalm vào tháng 1/1951. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Mỹ)

Ngày 9/9/1948, nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành tuyên bố thành lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và nhanh chóng được Liên Xô thừa nhận về mặt ngoại giao, nhưng Mỹ không công nhận cho đến mãi sau này. Sau năm 1948, hầu hết lính Mỹ rút khỏi bán đảo Triều Tiên nhưng nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành vẫn cực lực lên tiếng phản đối Mỹ, rằng Mỹ là “kẻ đế quốc tiếp nối Nhật Bản”. Quan điểm này vẫn tồn tại ở Triều Tiên cho đến này nay. Tháng 12/1950, Mỹ bắt đầu áp lệnh cấm vận Triều Tiên bằng Đạo luật giao thương với kẻ thù. Đạo luật này tồn tại tới tận năm 2008.

Tại miền Nam, cuộc bầu cử được tổ chức năm 1948 đã đưa Rhee Syng-Man, nhân vật được đào tạo ở Mỹ, lên làm Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc.

Cả ông Rhee và Kim đều muốn thống nhất đất nước dưới quyền lãnh đạo của chính phủ mình. Căng thẳng giữa hai bên ngày càng tăng, khi mỗi bên nhận được sự hỗ trợ của hai cực thế giới Chiến tranh Lạnh, là Liên Xô và Mỹ.

Chiến tranh Lạnh là nguyên nhân quan trọng dẫn tới chiến tranh Triều Tiên. Quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô trở nên tồi tệ, và khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập vào tháng 10/1949 với ý thức hệ giống như Liên Xô, Tổng thống Mỹ Harry Truman lo lắng những nước láng giềng của Trung Quốc, như Nhật Bản, cũng sẽ đi theo hướng này.

Đây là những nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh Triều Tiên, bắt đầu khi miền Bắc bất ngờ tấn công xuống miền nam vào ngày 25/6/1950. Cuộc chiến đã khiến hàng triệu người ở hai bên Triều Tiên thiệt mạng, cùng với hàng trăm ngàn lính Trung Quốc và hàng chục ngàn quân Mỹ.

Chiến Tranh Triều Tiên

Máy bay của lực lượng Liên Hợp Quốc thả bom xuống Triều Tiên. Tháng 1/1951. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Mỹ)

Hai miền đi ngược chiều

Sau khi ký hiệp định ngừng bắn, kinh tế Triều Tiên phát triển mạnh mẽ với sự giúp đỡ của Liên Xô. Tuy nhiên, thời kỳ vàng son chấm dứt khi Liên Xô sụp đổ vào những năm 1990, khiến hệ thống cấp phát gạo của Triều Tiên cũng phải ngừng. Nạn đói xảy ra vào thời gian đó được cho là khiến 10% dân số Triều Tiên thiệt mạng.

Ngược lại, Hàn Quốc phục hồi chật vật sau chiến tranh do chế độ lãnh đạo chuyên chế, đẩy đất nước trở thành một trong những nền kinh tế nghèo nhất thế giới. Nhưng kinh tế Hàn Quốc bắt đầu cất cánh từ cuối những năm 1960 và ngày nay đã trở thành hình mẫu của sự thần kỳ. Hàn Quốc ngày nay là nền kinh tế lớn thứ tư ở châu Á.

Tổng thống Park Chung Hee, một trong những người lập nên Hàn Quốc ngày nay, lên cầm quyền sau một cuộc đảo chính và cai trị bằng bàn tay cứng rắn suốt 18 năm trước khi ông bị ám sát vào năm 1979. Một số người coi ông là người đặt nền tảng cho sự thịnh vượng của Hàn Quốc ngày nay, nhưng một số quan điểm lại cho ông là nhà lãnh đạo độc tài. Con gái ông, bà Park Geun-hye trở thành Tổng thống của Hàn Quốc từ tháng trước.

Chiến Tranh Triều Tiên

Tù nhân chiến tranh Triều Tiên đang tập thể dục tại một trại cải tạo. Tháng 8/1950. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Mỹ)

Trong suốt 60 năm qua, quan hệ ngoại giao giữa miền Bắc và miền Nam lúc thân thiện lúc thù địch. Hai quốc gia đã cho phép các gia đình tái hợp vào năm 2000; hai nhà lãnh đạo bắt tay nhau trong hội nghị thượng đỉnh Bình Nhưỡng 2007 và lập đường tàu chở hàng qua biên giới. Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung được trao giải Nobel Hòa bình năm 2000 vì nỗ lực cho “hòa bình và hòa giải” với Triều Tiên.

Tuy nhiên, giai đoạn hữu nghị bị bạo lực lấn át, như vụ đánh bom năm 1983 khiến các thành viên nội các Hàn Quốc thiệt mạng trong chuyến thăm Myanmar năm 1983 và một vụ đánh bom khác năm 1987 làm nổ tung chiếc máy bay 858 của hãng hàng không Hàn Quốc, khiến tất cả mọi người trên máy bay thiệt mạng. Dù các cuộc điều tra cho thấy Triều Tiên đã thực hiện cả hai cuộc tấn công, nhưng Bình Nhưỡng chưa bao giờ thừa nhận.

Gần đây, Triều Tiên bị cáo buộc nã đạn vào đảo Yeonpyeong, khiến 2 lính hải quân và 2 dân thường Hàn Quốc thiệt mạng. Bình Nhưỡng cáo buộc Seoul khiêu chiến vào năm 2010 với đợt tập trận trên bờ biển chung trên Hoàng Hải. Cùng năm đó, Triều Tiên bị cáo buộc đánh đắm tàu chiến của Hàn Quốc, khiến 40 thủy thủy thiệt mạng. Vụ việc khiến dân Hàn Quốc vô cùng phẫn nộ.

Căng thẳng giữa hai miền leo thang hơn nữa sau khi Triều Tiên thực hiện thử hạt nhân đầu năm 2013. Chính phủ Hàn Quốc lên án đây là “đe dọa không thể tha thứ cho hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên”.

Trung Quốc, nước đồng minh lớn nhất của Triều Tiên từ thời chiến tranh đến nay, đã quay sang ủng hộ nghị quyết của Liên Hợp Quốc trừng phạt Bình Nhưỡng. Những biện pháp trừng phạt  nhằm vào việc làm giàu urani và hàng xa xỉ mà giới thượng lưu Triều Tiên sử dụng. Trung Quốc trước đây phản đối các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với chế độ của ông Kim, nhưng vẫn giúp đỡ Bình Nhưỡng về kinh tế.

Trong bài báo đăng trên Thời báo tài chính, Deng Yuwen, biên tập viên cao cấp của Study Times, tạp chí thuộc Trường Đảng trung ương Trung Quốc, thúc giục Trung Quốc “đánh giá lại quan hệ đồng minh lâu nay với chính quyền Kim”.

“Ngay cả khi Triều Tiên là người bạn hữu ích trong thời Chiến tranh Lạnh, nhưng điều đó ngày nay không chắc chắn”, Deng viết.

Giữa thế kỷ 19, Triều Tiên (khi đó gồm cả 2 miền Nam Bắc) đóng cửa, không giao lưu thương mại với phương Tây. Năm 1871, lực lượng Triều Tiên được lệnh tấn công thuyền chiến mà Mỹ cử đến để đàm phán hiệp định thương mại, và phía Mỹ đã đáp trả, dẫn đến xung đột và thủy thủ đoàn của Mỹ thiệt mạng.

Cuối cùng, Triều Tiên và Mỹ cũng thiết lập quan hệ thương mại và năm 1882. Nhưng quan hệ này ngày càng xấu đi.

Sau khi đánh bại quân Thanh trong Chiến tranh Trung - Nhật (1894-1895), lực lượng Nhật Bản lưu lại và chiếm đóng những phần đất quan trọng, chiến lược của Triều Tiên. 10 năm sau đó, Nhật đánh bại hải quân Đế quốc Nga trong Chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905), sau đó chiếm đóng bán đảo Triều Tiên với sự ủng hộ của Mỹ.

Nguồn: Khampha.vn

Tìm kiếm trên Google

  • Chiến Tranh Triều Tiên
  • Chien tranh trieu tien
  • Chiến Tranh Lạnh
  • Chien tranh lanh

Hướng dẫn chăm sóc cây

Bạn có thể thích

Ant Green
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn