Minh hôn, việc tìm bạn đời cho người chết trẻ đến nay vẫn còn tồn tại ở Trung Quốc, giúp những kẻ lợi dụng xác chết để phát tài nhanh chóng. Thậm chí, có những gia đình còn sẵn sàng cấu kết với kẻ giết người để tìm được hôn phu hoặc hôn thê cho người con đã chết của mình.

cuoi ma minh hon
Bức ảnh ma quái chụp lại một “đám cưới MA”

Cô gái thiểu năng trở thành nạn nhân của tập tục “minh hôn” cổ hủ

Dương Đông Tiên vốn là một nông dân ở Diên Xuyên, Thiểm Tây, năm nay 35 tuổi. Tháng 8-2006, Đông Tiên đi Thiểm Bắc chơi, mấy hôm sau đưa về một cô gái. Cô gái này bị thiểu năng, được gia đình nhờ người gả bán. Qua mấy người trung gian, Đông Tiên đã phải bỏ ra 12.000NDT để đưa người về, gửi trong một khách sạn quen biết, dự định bán cho gia đình nào giàu có. Một lần có người đàn ông trung niên ghé qua, trông thấy cô gái, liền gọi hỏi mua.
Khi Đông Tiên không đồng ý với mức giá 10.000NDT, người đàn ông này đã gợi ý về việc bán xác chết nữ ở Sơn Tây có giá hơn. Sáng sau, người đàn ông dẫn Đông Tiên qua sông, sang huyện Thấp ở Sơn Tây, gặp một người khác được gọi là “ông Lý”, cuối cùng thỏa thuận nếu có xác chết nữ sẽ trả 16.000NDT. Ngay hôm sau Đông Tiên dẫn cô gái đến khe núi, giết chết rồi nhét xác trong túi du lịch, trao cho người đàn ông lạ mặt.
Sau này, vụ việc bại lộ, Đông Tiên bị Công an huyện Diên Xuyên bắt. Đi sâu điều tra, được biết “ông Lý” là Lý Long Sinh, người huyện Thấp, chuyên lo trông nom nhà vĩnh biệt, bán vòng hoa kiếm sống. Mỗi lần có đám tang, Lý Long Sinh đều đến thăm dò, nếu thấy gia đình có ý muốn tổ chức “minh hôn” liền gửi danh thiếp.
Mỗi xác chết nữ ông ta thường mua với giá 8.100NDT, sau đó bán lại cho gia chủ khoảng 30.000NDT. Sau khi bắt giữ Lý Long Sinh, Lưu Sinh Hải (người đàn ông lạ mặt đến gặp Đông Tiên), công an tiếp tục điều tra ra các vụ án mạng khác do chúng thực hiện.
Theo lời khai của Đông Tiên, sau khi nhận được tiền, chợt nghĩ nếu một năm làm mấy vụ như thế này, tiền tiêu không hết. Tình cờ khi về đến nhà, lại gặp người bạn cũ là Huệ Bảo Hải. Nghe Huệ Bảo Hải nói gần đây không có việc làm, chỉ đi trộm cắp vặt, Đông Tiên liền nói có việc hái ra tiền: tìm xác chết nữ.
Chúng thỏa thuận với nhau, từ nay nếu gặp được những cô gái thiểu năng, sẽ giết chết mang xác bán. Tháng 11-2006, chúng đến Diên An, giết chết một cô gái bán hoa đã quen từ trước. Tháng 12, Lý Long Sinh tiếp tục nhận được một xác chết nữa, trả cho Đông Tiên 8.000NDT.
Theo sách “Tam Quốc chí - Ngụy chí - Bỉnh Nguyên chí” ghi chép, năm Kiến An thứ 13, Tào Xung, con trai được yêu thương nhất của Tào Tháo chết bệnh, Tào Tháo đau khổ vô cùng, nhất là về việc chưa cưới vợ cho con khi còn sống. Vừa vặn, con gái Tư không Bỉnh Nguyên cũng mới chết yểu cách đó không lâu, Tào Tháo bèn đề nghị hai nhà làm thông gia, cho hai trẻ hợp táng, kết nghĩa vợ chồng dưới âm phủ. Bỉnh Nguyên không đồng ý. Một thời gian sau, nghe nói nhà họ Chân cũng có con gái chết yểu, Tào Tháo đến xin, hai bên chọn ngày lành tháng tốt tổ chức đám cưới như thật, sau đó là đám tang hợp táng.
Tập tục “minh hôn” xuất phát từ việc có những người chết yểu sau khi đã đính hôn, khi đó các cụ già nghĩ rằng phải hoàn thành hôn sự cho họ nếu không gia đình trên cõi trần sẽ lục đục không yên. Khi tiến hành nghi thức minh hôn, cần tìm đối tượng khác giới (đã chết) để hợp táng.
Thời phong kiến, tập tục này thông thường chỉ có trong nhà quan hoặc nhà giàu. Cũng không rõ tục minh hôn có từ bao giờ, nhưng thịnh hành nhất vào đời Tống. Trong xã hội hiện đại, dù pháp luật ngăn cấm, song tập tục cổ hủ này dường như vẫn còn tồn tại chui lủi ở một số vùng quê hẻo lánh. Theo các chuyên gia pháp luật, quan hệ hôn nhân dựa trên sự bảo hộ của pháp luật dân sự, khi đó các bên được pháp luật bảo hộ.
Khi con người chết đi, quyền lợi và năng lực pháp luật dân sự tự nhiên cũng không còn, nên rõ ràng trong phong tục minh hôn, quan hệ dân sự không hề được xác lập và bảo hộ. Hơn nữa, tập tục cổ hủ này cần được dẹp bỏ ngay để ngăn chặn những kẻ lợi dụng mê tín giết người trục lợi.

Về bức ảnh minh họa

Đây là tấm ảnh cưới ma, từng được đưa làm bìa tạp chí Địa lý Trung Quốc vào cỡ khoảng những năm đầu 2000 gì đó, nằm trong bài viết về phong thổ Sơn Tây.
Theo truyền thuyết nổi tiếng nhất về nó thì tấm ảnh được chụp vào một lúc nhập nhoạng của năm 1922, cô dâu trong ảnh đã chết, để cô ta đứng được mà chụp tấm ảnh này, người nhà đã phải buộc cái giá gỗ vào lưng cô ta, nên cái chân mới nhón lên không chạm đất thế kia.
Nhiều người không hiểu tấm ảnh đáng sợ ở đâu, chỉ thấy có vẻ quái dị mà thôi. Nhưng thật ra tấm ảnh này rất là kinh, vẻ mặt của người trong ảnh, màu sắc của tấm ảnh và phông nền đều rất âm u. Trước hết nhìn đôi chân cô gái, thấy nó lủng lẳng đúng không? Bây giờ phóng to mặt cô gái ra, thấy mắt cô ấy lộn tròng lên trên không? Nhận ra gì chưa? Theo dấu hiệu pháp y thì, đó chính là bộ dạng của người chết treo! Thu nhỏ ảnh lại để nhìn toàn cảnh phục sức cùng cái mũ cô gái, thấy cô ta có giống hình nhân bằng giấy để đốt không? Cuối cùng chú ý đến tay phải cô gái đi. Không có bàn tay phải...
Trong truyện, Chu Đức Đông nói rằng nếu cặp đôi nào đến địa chỉ từng chụp bức ảnh này mà chụp, thì người mở mắt trong ảnh sẽ chết trước, người nhắm mắt chết sau. Và dù các anh chị í có mở to mắt đến đâu thì nhứt định trong ảnh cũng có người nhắm người mở. Thế nên tiếp theo sau đó sẽ là tàn sát...

Một vài ảnh sưu tầm

cuoi ma minh hon
Nguồn: ANTĐHaiVL
Keyword:
những chuyện kì bí,chuyen la ki bi,những chuyện bí ẩn,những câu chuyện kỳ bí,những câu chuyện bí ẩn,những câu chuyện thần bí,chuyen la bi an co that,những chuyện lạ,chuyện lạ dân trí,tin tức chuyện lạ,báo chuyện lạ,câu chuyên,những câu chuyện kỳ lạ,cac cau chuyen tam linh,nhung cau truyen la co that

Hướng dẫn chăm sóc cây

Bạn có thể thích

Ant Green
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn