Hầu hết các máy bay VNCH thu được sau 1975 đều đưa vào sử dụng trên chiến trường Campuchia.

Tiêm kick F5 thu được của Việt Nam cộng hòa
F-5 là máy bay tiêm kích siêu âm hạng nhẹ do hãng Northrop phát triển từ cuối những năm 1950. Một điều hài hước, dù F-5 thiết kế cho khách hàng chính là Quân đội Mỹ nhưng người Mỹ không có truyền thống sử dụng tiêm kích hạng nhẹ. Vì thế, F-5 chủ yếu được Mỹ dùng để xuất khẩu hoặc viện trợ cho các nước đồng minh, trong đó có VNCH.
Sau 1975, Không quân Nhân dân Việt Nam thu được 3 biến thể: tiêm kích F-5A/E và trinh sát RF-5. Trong đó, F-5A được coi là thế hệ đầu của dòng tiêm kích này, nó có nhược điểm thiếu radar điều khiển hỏa lực. Còn F-5E là thế hệ hai hiện đại hơn, có kích thước lớn hơn, hệ thống điện tử hàng không tinh vi, trang bị thêm radar điều khiển hỏa lực AN/APQ-153.
F-5A/E mang 3,2 tấn vũ khí trên 7 giá (2 ở đầu mút cánh, 4 dưới cánh và 1 dưới thân) treo được: tên lửa đối không AIM-9, tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick, rocket 70/127mm, bom không điều khiển.
Trong ảnh, phi đội F-5E cất cánh tiêu diệt quân Khơ me đỏ xâm lược biên giới Tổ quốc. 
Tại chiến dịch Biên giới Tây Nam 1979 và cả những trận đánh trên đất Campuchia sau này, Không quân Nhân dân Việt Nam thường dùng F-5 cho vai trò tấn công mặt đất thay vì tiêm kích phòng không.
Máy bay cường kích hạng nhẹ A-37 do hãng Cessna thiết kế chế tạo từ những năm 1960. Tương tự F-5, Quân đội Mỹ không sử dụng A-37 mà chủ yếu dùng xuất khẩu và viện trợ cho đồng minh.
A-37 thiết kế với 1 súng máy 6 nòng cỡ 7,62mm ở mũi và 8 giá treo trên cánh – thân mang 1,2 tấn vũ khí (gồm rocket, bom và tên lửa đối không AIM-9).
Lịch sử hoạt động A-37 trong Không quân Nhân dân Việt Nam bắt đầu từ trước thời điểm 11h30 ngày 30/4/1975. Ngày 28/4, phi đội Quyết thắng gồm 5 chiếc A-37B xuất phát từ sân bay Thành Sơn đã oanh tạc vào Tân Sơn Nhất gây nhiều thiệt hại địch. Sau giải phóng, A-37 được không quân ta sử dụng nhiều trong chiến dịch Biên giới Tây Nam, truy quét tàn quân Khơ Me đỏ.
Máy bay cường kích AD-6 (A-1H Skyraider) do hãng Douglas thiết kế sản xuất từ giữa những năm 1940. AD-6 là trường hợp “hiếm” máy bay cánh quạt dùng rộng rãi trong Không quân Mỹ sau Thế chiến thứ 2.
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Không quân – Hải quân Mỹ sử dụng loại máy bay này ném bom miền Bắc và miền Nam Việt Nam.
AD-6 trang bị động cơ cánh quạt Wright R-3350-26WA cho phép đạt tốc độ 518km/h, tầm bay hơn 2.000km, trần bay 8.685m. AD-6 thiết kế 4 pháo 20mm và 15 giá treo mang 3,6 tấn vũ khí (bom, rocket, ngư lôi).
Không có nhiều thông tin hoạt động chiến đấu của AD-6 sau 1975, nhiều khả năng số máy bay không thể khôi phục do thiếu phụ tùng linh kiện.
Máy bay vận tải C-47 do hãng Douglas thiết kế cho vai trò vận chuyển quân dù, chở hàng, tải thương. C-47 trang bị 2 động cơ cánh quạt cho phép đạt tốc độ 360km/h, tầm bay 2.500km, trần bay hơn 8.000m. C-47 chở được 28 lính cùng vũ khí hoặc 2,7 tấn hàng hóa.
Trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam, Mỹ từng triển khai biến thể cường kích AC-47 trang bị 3 súng máy 6 nòng cỡ 7,62mm và 10 trung liên Browning AN/M2 7,62mm để tấn công mục tiêu mặt đất. Sau 1975, C-47 phục vụ chủ yếu cho vai trò vận tải, chở quân trong Không quân Nhân dân Việt Nam (ảnh minh họa nước ngoài).
Máy bay vận tải C-119 do hãng Fairchild phát triển làm nhiệm vụ chở hàng hóa, chở quân. C-119 trang bị 2 động cơ cánh quạt cho phép đạt tốc độ 450km/h, tầm bay hơn 3.600km, tải trọng 4,5 tấn (hoặc chở 62 lính). Tương tự C-47, trong cuộc chiến Việt Nam, Mỹ triển khai biến thể cường kích AC-119 trang bị 4 súng máy 6 nòng 7,62mm và 2 pháo 20mm cho nhiệm vụ tấn công mặt đất.
Sau 1975, quân ta chủ yếu thu được máy bay C-119 và biến thể trinh sát RC-119. Để phục vụ cho các chiến dịch tấn công, truy quét Khơ Me đỏ, cán bộ kỹ thuật hàng không đã cải tiến thành công C-119 mang đạn cối công kích mục tiêu mặt đất (ảnh minh họa nước ngoài).
Máy bay vận tải C-130 do hãng Lockheed phát triển đảm nhiệm vai trò chở quân, chở hàng hóa. Mỹ viện trợ cho VNCH vài chục chiếc loại này, nhưng tính tới sau năm 1975 ta chỉ thu giữ được 7 chiếc. Phần còn lại, một số bính lính VNCH lái bỏ chạy ra nước ngoài, một số bị phá hủy.
Trong quá trình khai thác sử dụng C-130, Không quân Nhân dân Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn để đảm bảo duy trì hoạt động của máy bay do thiếu phụ tùng thay thế, có thời điểm, C-130 thiếu lốp buộc cán bộ kỹ thuật phải tìm cách thay lốp máy bay vận tải C-123 (có nhiều trong kho) cho C-130 (ảnh minh họa).
Để phục vụ cho công tác bảo vệ Trường Sa sau 1975, cán bộ kỹ thuật hàng không Việt Nam còn cải tiến C-130 làm nhiệm vụ ném bom. Trong ảnh, phi công ta đang ngắm mục tiêu qua máy ngắm lắp trong khoang hàng C-130 cải tiến, bên cạnh là các kiện bom Mk-82.
Máy bay trinh sát U-17 do hãng Cessna phát triển từ những năm 1960 từ biến thể dân sự Cessna 185E. Máy bay trang bị động cơ cánh quạt cho phép đạt tốc độ 287km/h, tầm bay 1.300km. Trên cánh máy bay lắp các ống phóng rocket khói để chỉ điểm mục tiêu. Sau 1975, quân ta dùng U-17 để trinh sát chiến trường, phát hiện quân địch sẽ phóng rocket khói đánh dấu cho F-5, A-37 oanh tạc.
Máy bay U-6A là biến thể từ DHC-2 Beaver của hãng de Havilland Canado dành cho Quân đội Mỹ. Trong Không quân VNCH, U-6A thường được dùng cho nhiệm vụ trinh sát chiến trường. Nhưng, sau 1975, nhà máy A41 khôi phục hoạt động 4 U-6A và cải tiến mang hệ thống phun thuốc trừ sâu phục vụ nông nghiệp.
Máy bay cánh quạt T-41 cũng do hãng Cessna sản xuất dùng cho huấn luyện đào tạo phi công. Sau 1975, hoạt động của nó vẫn giữ nguyên dùng để huấn luyện.
Trực thăng da dụng UH-1 do hãng Bell Helicopter phát triển cho vai trò vận tải, chở quân, trinh sát, hỗ trợ hỏa lực. Quân Mỹ sử dụng rộng rãi UH-1 trên chiến trường Việt Nam cho nhiều nhiệm vụ. Sau 1975, ta thu được 50 chiếc UH-1 nguyên vẹn, cán bộ kỹ thuật nhanh chóng phục hồi hoạt động để phục vụ bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới.
Ngay từ khi quân Khơ Me đỏ mở cuộc tấn công biên giới Tây Nam nước ta, các trực thăng UH-1 tham gia hỗ trợ hỏa lực những trận đánh đầu tiên. Tới cuộc chiến bảo vệ nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng, UH-1 liên tục có mặt cùng Mi-24, Mi-8 hỗ trợ hỏa lực quân tình nguyện Việt Nam. Cuối những năm 1980, do thiếu phụ tùng, linh kiện, UH-1 đều ngừng hoạt động. Tới năm 1996, Nhà máy A-41 được Bộ Quốc phòng phê chuẩn kế hoạch khôi phục, sử dụng UH-1. Hiện đã có khoảng 12 chiếc UH-1 tái trang bị cho Không quân Nhân dân Việt Nam.
Trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 do hãng Boeing phát triển cho vai trò vận tải, chở quân, cẩu hàng hóa – vũ khí. CH-47 có khả năng tải 12,7 tấn hàng hóa hoặc 33-55 lính. Trong chiến tranh Việt Nam, quân Mỹ nhiều lần dùng CH-47 cẩu pháo xe kéo tới căn cứ nằm ở địa hình hiểm trở. Sau 1975, bộ đội ta chỉ thu được 5 chiếc CH-47 dùng cho nhiệm vụ vận tải, chở quân. Trong ảnh, CH-47 cơ động chuyển quân bảo vệ Biên giới Tây Nam 1979. Nguồn: Tư liệu ảnh Bảo tàng Hậu Cần.
Cuối những năm 1980, tương tự UH-1, toàn bộ CH-47 đều không thể duy trì hoạt động do thiếu phụ tùng, linh kiện thay thế. Trong ảnh, một chiếc CH-47A loại biên chế nằm trong sân bay Tân Sơn Nhất, bên cạnh là máy bay vận tải C-119 trong tình trạng tương tự. Theo một số nguồn tin không chính thức, các chuyên gia Boeing đã có cuộc viếng thăm chiếc CH-47 (ở Tân Sơn Nhất) để đánh giá tình trạng khung thân, nhằm đưa ra chương trình khôi phục hoạt động máy bay. Tuy nhiên, điều này là bất khả thi vì khung thân trực thăng hư hỏng quá nặng, không thể khôi phục. Nguồn: Chinook-Helicopter

Nguồn

Hướng dẫn chăm sóc cây

Bạn có thể thích

Ant Green
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn