Chỉ đeo lon trung tá và giữa chức trưởng phòng, nhưng quyền hành của Adolf Eichmann còn lớn hơn nhiều tướng SS. Với vai trò là“kiến trúc sư“ của nạn diệt chủng người do thái, hắn liên quan đến cái chết bi thảm của 6 triệu người Do Thái ở châu Âu.

"Kiến trúc sư Holocaust" Adolf Eichmann

Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc, Eichmann đột nhiên biến mất khỏi nhà tù, nơi hắn thụ án với cái tên giả“Otto Eckmann“. Cuộc truy lùng“tên sát nhân kinh khủng nhất mọi thời đại“ kéo dài đằng đẵng, rốt cuộc cũng đem lại kết quả và nó quá độ ly kỳ, gay cấn để đạo diễn lừng danh William A. Graham dựng thành bộ phim ăn khách “The man who captured Eichmann“ (Người bắt giữ Eichmann).

Kỳ 1: “Kiến trúc sư Holocaust“

Eichmann sinh ngày 19/3/1906 tại Solingen, trong một gia đình kinh tế khá giả. Nhưng hắn chưa bao giờ học đến đầu đến đũa. Rời trường phổ thông trung học mà chưa kịp có tấm bằng. Eichmann tham gia khoá đào tạo thợ cơ khí. Rốt cuộc hắn cũng bỏ dở. Năm 1923 hắn vào làm tại công ty của bố, sau đó chuyển qua một vài công ty khác trước khi neo cuộc đời mình vào chủ nghĩa phát xít.

Eichman dường như có duyên nợ với người do thái, khi còn nhỏ bạn bè cùng trang lức thường gọi đùa hắn là“der kleine Jude“(người do thái bé nhỏ). Có thể do vóc dáng“mi nhon“ và đôi mắt xanh của Eichmann. Nhưng với hắn cái biệt danh đó thực sự là nỗi đau, khoét sâu thêm sự căm ghét người Do Thái vốn đã ngấm tận trong máu thịt của kẻ theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cực đoan này.

Bước chuyển trong cuộc đời Eichmann xẩy ra vào năm 1932 khi hắn nghe theo lời khuyên của bạn gia nhập đảng Đức quốc xã(NSDAP) chi nhánh tại Áo. Nơi Eichmann cùng gia đình chuyển đến sinh sống sau cái chết của mẹ hắn. Số thẻ đảng viên của hắn là 889.895. Tiếp đó hắn ghi danh vào lực lượng vũ trang Đức (SS) đến tháng 11/1932 trở thành thành viên đầy đủ của SS với số hiệu quân nhân là 45326.

Sau khi NSDAP dành thắng lợi trong cuộc baaaud cử tháng 3/1933 và Hitler lên năm quyền, Eichmann trở về Đức, được bầu bổ sung vào ban chấp hành trại tập trung Dachau.

Sẵn có máu bài Do Thái và thái độ phục vụ trung thành, tận tuỵ, hắn được chính tổng tư lệnh các lực lượng SS – Thống chế Heinrich Himmler tin dùng. Đường công danh của Eichmann thăng tiến đến chóng mặt so với đồng nghiệp.

Năm 1939 Eichmann đeo lon đại uý, một năm sau lên thiếu tá và năm sau nữa đã là trung tá, trưởng phòng các vấn đề người Do Thái. Bắt đầu năm 1940 hầu như tất cả các cuộc thảm sát người Do Thái ở những vùng lãnh thổ châu Âu bị Đức chiếm đóng đều có sự can dự của Eichmann với những mức độ khác nhau.

Những hình ảnh đáng sợ của nạn thảm sát người Do Thái

Nhưng ngay từ trước năm 1939, Eichmann đã có mặt trong đội ngũ những tên phát xít vạch kế hoạch tội ác đuổi toàn bộ người Do Thái ở châu Âu đảo quốc Madagaxca ở châu Phi. Chiến tranh thế giới bùng nổ, kế hoạch này bị gác lại. Eichmann liền hiến kế cho Himmler, đưa người Do Thái ở châu Âu đến những vùng đất đồng không mông quạnh, thời tiết khắc nghiệt ở đông Ba Lan, thành lập cái gọi là“vườn Do Thái“ thực chất là nhốt họ vào những khu trại tập trung rồi để họ chết dần trong cái đói và cái rét. Nhưng Himmler đã bác bỏ kế hoạch của Eichmann vì xét thấy tốc độ tiêu diệt người Do Thái quá chậm.

Mùa thu năm 1941 Eichmann được tên trùm an ninh phát xít Đức Reinhard Heydrich tiết lộ thông tin tuyệt mật rằng Đức Quốc Trưởng muốn tiêu diệt tất cả những người Do Thái ở những vùng lãnh thổ châu Âu bị Đức chiếm đóng.

Ngày 20/1/1942 Eichmann được tín nhiệm, cử làm thư ký ghi chép nội dung Hội nghị Wannsee bàn về“ giải pháp cuối cùng cho vấn đề người Do Thái“ thực chất là tìm cách diệt chủng người Do Thái. Sau hội nghị Eichmann đã chỉ huy các cơ quan, các đơn vị dưới cấp của mình thực hiện triệt để chủ trương nói trên bằng các biện pháp hết sức dã man.

Hắn và đồng bọn đã gây nên nhiều tội ác chống nhân loại, chống lại người Do Thái. Đầu tháng 8/1944 Eichmann báo cáo với Himmler“ Đến nay tôi có thể tin tưởng báo cáo với ngài rằng quyết định của Hội nghị Wannsee đã được thực thi nghiêm chỉnh. 6 triệu tên Do Thái đã bị tiêu diệt“.

Kỳ 2: Những tội ác không thể tha thứ được

Sự khát máu và thù hận của Eichmann đối với người Do Thái được thể hiện rõ nhất vào thời kỳ cuối của chiến tranh thế giới lần thứ II. Khi đó Himmler ra lệnh cho Eichmann ngừng ngay việc thảm sát người Do Thái và huỷ bỏ kế hoạch Giải pháp cuối cùng – Final Solution (cho vấn đề người Do Thái). Eichmann tỏ ra vô cùng bực tức khi thấy cấp trên đột ngột thay đổi chính sách. Hắn vẫn tiếp tục“sự nghiệp Holocaust“ của mình như thể chưa bao giờ nhận được lệnh của cấp trên.

Với vai trò tổng chỉ huy tiền tuyến của kế hoạch Giải pháp cuối cùng. Eichmann luôn đau đáu với việc làm thế nào để bắt tất cả người Do Thái để giam giữ trong trại tập trung. Hắn rất thích thú với việc tống giam những nạn nhân Do Thái không còn khả năng lao động vào phòng khí ga bởi đây là phương pháp xử lý nhanh gọn, ít tốn kém.

Ngoài việc lên kế hoạch, tham gia chỉ đạo xây dựng ba trại tập trung lớn ở Ba Lan gồm Belzec, Sobibor và Theresienstadt. Eichmann còn giám sát đôn đốc việc thực hiện công trình cải tạo, mở rộng“nhiều lò thiêu người“ nổi tiếng khác như Auschwitz, Majdanek (Ba Lan) Mauthausen (Áo) Ravensbruck, Buchenwald, Dachau (Đức) Natzweiler (Pháp).

Những“nỗ lực“ của Eichmann đã khiến hàng triệu người Do Thái bỏ mạng.

Bất chấp sự phản đối kịch liệt của nhiều quan chức chính phủ Hungari khi đó, Eichmann vẫn ra lệnh đưa khoảng 430.000 người Do Thái Hungari đến trại tập trung Auschwitz để sát hại trong phòng khí độc.

Tháng 9/1944 vì sự nghiệp“Holocaust“ Eichmann bất chấp nguy hiểm tới Hà Lan“đốc chiến“ để đảm bảo đoàn người Do Thái cuối cùng sẽ bị hành quyết trong trại tập trung đúng thời gian đề ra trong kế hoạch.“Quán triệt sâu sắc“ tư tưởng tận diệt Do Thái của Đức Quôc Trưởng. Eichmann không chỉ một lần ra lệnh xử tử những phụ nữ đang ôm con bú, mà còn dung túng cho cấp dưới hành hạ làm nhục những phụ nữ có mang, chuẩn bị sinh sau đó đem đi hành quyết.

Sự táng tận lương tâm của Eichmann còn thể hiện ở chỗ hắn không tha cho cả những người đáng tuổi bố hắn. Khi thấy người chết đã chết thành đống Eichmann vẫn chưa yên tâm. Hắn ra lệnh cho cấp dưới kiểm tra xem nếu có ai thoi thóp thì nhất quyết bồi thêm một phát, đảm bảo 100% nạn nhân bị đem ra hành quyết phải chết.

Ngoài ra Eichmann còn chỉ đạo và sắp xếp để những tên“bác sỹ tử thần“ của chế độ phát xít tiến hành thí nghiệm trên cơ thể của người sống. Eichmann chính là kẻ đã chỉ định những hạng mục nghiên cứu và quy mô thí nghiệm trên cơ thể người sống tại trại tập trung Auschwitz. Hắn cũng chính là kẻ đã cho phép tên bác sỹ dã thú Hirte giết các nạn nhân Do Thái để lấy tiêu bản nghiên cứu. Cứ mỗi đợt như vậy có khoảng 15 tù nhân cả nam lẫn nữ ở trại tập trung Auschwitz được đưa đến trại tập trung Natzweiler để hành hình.

Cảnh sát Đức đang vây bắt những người Do Thái ở Lublin Ghetto (Ba Lan)

Kết quả những“nỗ lực“ của Eichmann đã lấy mạng ít nhất 5,8 triệu người Do Thái, trong đó có 1 triệu nạn nhân là trẻ em. Người Do Thái ở nhiều nước như Extoria gần như tuyệt diệt. Do đó người Do Thái may mắn thoát khỏi móng vuốt của Eichmann, trong quang đời còn lại có mong muốn duy nhất là trừ khử tên phát xít mặt người dạ thú này để báo thù rửa hận cho người thân, bạn bè và toàn thể dân tộc Do Thái.

Eichmann cũng biết điều đó, cho nên khi chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc. Bị quân đội Mỹ Bắt hắn đã giấu nhẹm quá khứ cùng tên thật, khai rằng mình chỉ là lính trơn Otto Eckmann. Eichmann chịu ngồi tù một thời gian, năm 1950 với sự giúp đỡ của Odessa, một tổ chức do các cựu binh SS thành lập thành vào giai đoạn cuối của chiến tranh thế giới lần hứ II, nhằm tạo điều kiện cho các đồng đội trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật đối với những tội ác đã gây ra.

Eichmann đã đào thoát thành công khỏi nhà tù, mang theo vợ con bí mật chạy sang Achentina lẩn trốn. Bằng kinh nghiệm và thủ đoạn của một tên đặc vụ lõi đời cùng mạng lưới quan hệ phân bố rộng rãi, hết lần này đến lần khác Eichmann thoát khỏi sự vây bắt của các nước đồng minh và những người Do Thái muốn tìm hắn để báo thù.

Kỳ 3: Lần tìm dấu vết

Ngày 19/1/1951 cơ quan tình báo bí mật Ixraen (Mossad) được thành lập. Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nó là bắt những tên phát xít là tội phạm chiến tranh về quy án. Giám đốc Mossad, ông Isser Harel tuyên bố: “Chúng ta (người Ixraen) không được quên và không thể thờ ơ với linh hồn của 6 triệu người dân Do Thái vô tội đã chết thảm thương trong các trại tập trung của phát xít Đức”.

Để tróc nã những tên tội phạm chiến tranh đang lẩn trốn, Mossad đã thành lập hẳn một đơn vị chuyên trách việc lần tìm dấu vết, lên kế hoạch và thực hiện hành động bắt giữ tội phạm chiến tranh. Đó là đội hành động đặc biệt 301, gồm hơn 450 thành viên xuất sắc của Mossad.

Trong danh sách 10 tên tội phạm chiến tranh cần phải bắt giữ trước tiên của Mossad khi đó Eichmann đứng vị trí thứ nhất. Tuy nhiên do có quá ít manh mối, nên hơn 10 năm trôi qua kể từ khi Eichmann biến mất khỏi nhà tù quân đồng minh, đội 301 vẫn không sao phát hiện ra hành tung của tên sát nhân ghê gớm nhất của mọi thời đại này.

Về phần Eichmann sau khi trốn trại, hắn chậy sang Roma (Italia) rồi sau đó vượt biển sang Nam Mỹ. Năm 1952 Eichmann đến thủ đô Buenot Airet của Achentina. Tại đây hắn thay tên đổi họ một lần nữa, biến thành Ricardo Clemento, nhân viên chi nhánh hãng Mecedes. Khi ấy giao thông vẩn tải chưa phát triển nên châu Mỹ nói chung, Nam Mỹ nói riêng vẫn còn là một vùng đất xa xôi, trở thành nơi lý tưởng để những tên tội phạm chiến tranh ẩn náu.

Tiến sỹ Fritz Bauer, người đã báo cho Ixraen biết Eichmann lẩn trốn tại Achentina.

Thấy cuộc sống đã yên bình và cho rằng chẳng còn ai có thể truy tìm ra tông tích thật của mình, Eichmann đã bí mật đón vợ (Veronica Liebi, 1909-1997) và ba con trai (Klaus sinh năm 1936 tại Berlin; Horst Adolf sinh năm 1940 tại Viên (Áo) Và Dieter Helmut sinh năm 1942 tại Praha (Tiệp Khắc) sang Achentina sinh sống.

Năm 1955 Veronica đã sinh thêm cho hắn một đứa con trai nữa, được đặt tên là Ricardo Fransisco. Eichmann có lẽ sẽ có được kết thúc “đẹp” cho cuộc đời tội lỗi của mình nếu như người thân của các nạn nhân của hắn quên đi mối thù hận không đội trời chung ngày nào.

Trong khi Eichmann đang sống yên vị tại Achentina, đội 301 vẫn kiên trì chiến dịch truy nã hắn. Họ lục tìm và xem xét kỹ càng tất cả những hồ sơ liên quan đến Eichmann, thậm chí còn kiểm tra cẩn thận từng ngôi mộ binh sỹ phát xít chết trông chiến tranh thế giới lần thứ II, chôn tại các nghĩa trang châu Âu. Nhưng Eichmann vẫn biệt vô âm tín như thể có phép tàng hình.

Cuối cùng công sức của họ không phải là “dã tràng”. Mùa thu năm 1957 manh mối  đầu tiên về Eichmann xuất hiện và đến từ nơi cách Ixraen cả vạn dặm – Achentina.

Người phát hiện manh mối là Sylvia Hermann, một cô gái mới 18 tuổi vừa cùng gia đình di cư từ Đức sang Buenot Airet. Sylvia xinh đẹp đến độ mà hầu hết thanh niên trai làng chưa vợ nơi gia đình cô sinh sống tại quận Ollvos, trong đó có cả Claus (con trai cả của Eichmann) đều suy tôn làm “nữ hoàng” và trở thành “vệ tinh”.

Người Do Thái không bao giờ quên những tội ác của quân phát xít.

Nhằm tô vẽ bản thân, Klaus đã hết lời ca tụng cha mình “Cha anh khi xưa là một sỹ quan cao cấp của quân đội Đức. Khi cần ông ấy có thể điều động cả lực lượng SS…”

“Vậy cha anh là một vị tướng?” Sylvia tỏ vẻ ngạc nhiên. “Không, không, nhưng quyền lực của ông ấy thì còn lớn hơn cả cấp tướng. Ông ấy nắm trong tay sinh mệnh của hàng triệu người”. Đang hồ hởi Claus chùng giọng: “Nhưng số ông ấy thật hẩm hui. Lập bao nhiêu chiến công lớn nhỏ mà không ai chịu hiểu, thận chí còn tỏ ra hận thù”.

“Chắc ông ấy tham gia vào sự kiện 20/7 (đại tá Stauffenberg nổ bom ám sát Hitler tai Rastenburg năm 1944 nhưng không thành)?” Sylvia tò mò. “Làm gì có chuyện ấy, cha anh làm sao lại một giuộc với những kẻ phản nghịch đó. Điều đáng tếc nhất là ông không tiêu diệt hết thảy người Do Thái” Klaus trần tình mà không biết Sylvia mang trong mình một nửa dòng máu Do Thái và không ngờ rằng mình là người đào huyệt cho cha.

Về nhà Sylvia kể lại mọi chuyện cho cha mình, ông Lothar Hermann, người từng bị giam giữ tại trại tập trung Auschwitz của Đức quốc xã trên lãnh thổ Ba Lan và đã bị mù vì những đòn tra tấn dã man của bọn phát xít.

Ngày kia nghe vợ đọc báo Lothar biết rằng Uỷ ban công tố trưởng của Đức, Tiến sỹ Fritz Bauer đang tìm bắt tên sát nhân ghê tởm nhất mọi thời đại Eichamnn và nghe nói tên này đang lẩn trốn tại Achentina. Liên hệ với câu chuyện của con gái, Lothar linh cảm rằng cha của bạn con gái chính là Eichmann, lập tức bảo vợ viết thư cho tiến sỹ Fritz.

Là người Đức gốc Do Thái từng bị bon phát xít Đức bức hại, sau khi nhận được thư của Lothar, tiến sỹ Fritz đã bí mật báo tin cho Ixraen.

Kỳ 4: Truy đuổi

Sau khi nhận được tin báo của tiến sỹ Fritz, Mossad đã cử ngay một đội đặc vụ dày dạn kinh nghiệm sang Buenot Airet điều tra. Dường như ngửi thấy mùi nguy hiểm, Eichamann lền bặt dạng đội đặc vụ ra về trắng tay.

Năm 1960 manh mối lại xuất hiện, lần này từ một cựu binh phát xít. Nhằm giảm bớt sự dằn vặt về lương tâm vì những tội ác đã gây ra trong thời kỳ chiến tranhthees giới lần thứ II, ông này đã chủ động viết thư gửi tiến sỹ Fritz, cho biết tên đồ tể Eichmann hiện vẫn đang sinh sống tại Buenot Airet dưới cái tên giả Ricardo Clemento. Vì tầm quan trọng của nó, tiến sỹ Fritz đã đích thân đến Ten Avip thông báo cho Mossad.

Harel lập tức cử một đặc vụ nữ và hai đặc vụ nam bay sang Buenot Airet. Nhằm tránh đứt dây động rừng, các đặc vụ Mossad đã nghĩ ra diệu kế: “Thuê một người địa phương tin cẩn đi thám thính tình hình. Họ mua một hộp quà sinh nhật và bảo anh ta mang tới nhà Clemento. Với cái cớ nhằm gây bất ngờ, họ dặn anh ta tuyệt đối không để lộ ai là người tặng quà. Nếu Clemento đã chuyển đi, nhất định phải tìm hiểu xem địa chỉ mới của ông ta là gì”.

Thông tin đầu tiên mà anh ta mang về là Clemento không còn ở số 4261 đường Chacabuco. Nhưng quan trọng hơn là chàng thám tử nghiệp dư này đã điều tra được nơi làm làm việc của Fransisco (con trai của Clemento) thậm chí còn ghi lại cả số xe mà Fransisco sử dụng khi đi làm.

Một góc phố Garibaldi tại thủ đô Buenot Airet của Achentina, nơi Eichmann lẩn trốn.

Vui mừng quá đỗi các đặc vụ Mossad đã thưởng cho anh ta gấp đôi số tiền thoả thuận ban đầu và tiến hành theo dõi hành tung của Fransisco.

Tìm được nơi ở của Fransisco, các đặc vụ cảm thấy rất ngạc nhiên. Nếu Clemento đúng là Eichmann thì họ không ngờ rằng một kẻ yên hùng như hắn lại để gia đình sống trong một ngôi nhà tồi tàn đến thế; “Cửa giả ọp ẹp tường chưa trát và chẳng có cả rèm”.

Nhận được báo cáo từ Achentina, Harel ra lệnh cho các đặc vụ Mossad phải chụp được ảnh của Clemento để xác định rõ hắn có phải là Eichmann hay không. Harel quả quyết với cấp dưới rằng ngày 23/1 tới nếu Clemento đúng là Eichmann thì hắn sẽ về nhà. Tại sao vậy? Hoá ra Harel đã nghiên cứu rất kỹ về Eichmann. Ông biết rằng tuy bàn tay vấy máu Eichmann đã phá huỷ hạnh phúc và sự yên bình của bao gia đình, nhưng hắn lại rất xem trọng tình cảm trong gia đình mình. Ngày 23/1/1960 là ngày kỷ niệm lễ cưới bạc của vợ chồng hắn.

11 giờ 45 phút ngày 23/1/1960 trên đường Garibaldi xuất hiện một người đàn ông trán hói, ăn mặc chỉnh tề khoảng hơn 50 tuổi. Ông ta đeo kính đen, mặc áo gió màu xám, quần kaki mầu caffe đeo caravat xanh. Bước đến cửa nhà Fransisco, ông ta tươi cười trao bó hoa cho người phụ nữ đã đứng đợi sẵn ở đó.

Những đứa trẻ Do Thái là nạn nhân của nạn diệt chủng của phát xít Đức.

Phục sẵn ở gần đó, các đặc vụ Mossad đã có được bức ảnh của người đàn ông nọ. Khi đem so sánh với ảnh của Eichmann lấy từ hồ sơ của hắn, họ khẳng định chắc chắn người đàn ông kia chính là Eichmann.

Con mồi đã nằm trong tay, nhưng vấn đề là họ không thể hành động ngay được. Bởi việc bắt cóc là vi phạm pháp luật và nếu sơ sẩy, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ giữa Ixraen và Achentina, đồng thời sẽ khiến Ten Avip phải chịu búa rìu dư luận.

Harel liền ra lệnh cho các đặc vụ của Mossad  tại Achentina theo dõi chặt chẽ hành tung của Eichmann còn mình bay về nước báo cáo tình hình. Sau khi thuật lại tình hình liên quan, Harel yêu cầu thủ tướng Ben Gurion phê chuẩn kế hoạch hành động và nói rằng ông đích thân sang Buenot Airet tóm cổ Eichemann.

Kỳ 5: Thực thi mệnh lệnh của thủ tướng

Gurion đồng ý với những đề xuất của Harel và ra lệnh cho vị giám đốc thứ hai của Mossad này thực hiện ngay kế hoạch đã trình cùng lời dặn dò phải tuyệt đối cẩn trọng và không để xẩy ra bất cứ sơ xuất nào.

Về tới tổng bộ Harel lập tức chọn 11 đặc vụ tài năng và dày dạn kinh nghiệm nhất của Mossad thành lập biệt đội hành động, ngoài một số tay súng bách phát bách trúng, trinh sát viên kỳ cựu, biệt đội hành động còn có cả bác sỹ, cả chuyên gia làm giả giấy tờ hàng đầu của Mossad Shalom Dali, chuyên gia hoá trang Ali Yuval.

Nhiệm vụ của Ali là sau khi bắt được Eichmann làm cho hắn một bộ giấy tờ tuỳ thân giả để áp giải tên đồ tể về nước chót lọt. Nhằm qua mắt hải quan, an ninh Achentina, dễ bề đưa những loại đồ nghề phục vụ cho công việc của mình tại Achentina, Dali sử dụng hộ chiếu ghi nghề nghiệp của mình là hoạ sỹ. Còn Yuval phụ trách việc“thay hình đổi dạng“ cho các đặc vụ trong biệt đội hành động.

Biệt đội hành động đã hoàn tất việc chuẩn bị, nhưng vấn đề là làm sao áp giải Eichmann vượt qua chặng đường dài 16.000 km từ Achentina về Ixraen trong khi hãng hàng không Ixraen không có tuyến bay tới khu vực Nam Mỹ. Và nếu thuê hẳn một chiếc máy bay tới Buenot Airet sẽ gây sự chú ý, nhất là trong bối cảnh Achentina đang chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 150 năm ngày Độc lập, an ninh thắt chặt. Sử dụng đường biển sẽ mất nhiều thời gian, rất dễ rơi vào cảnh“đêm dài lắm mộng“.

Rất may cho biệt đội hành động, đúng lúc chưa biết giải quyết vấn đề áp giải Eichmann ra sao thì họ biết được các nhà lãnh dạo Ixraen cũng được chính phủ Achentina mời sang dự lễ kỷ niệm 150 năm ngày độc lập. Harel lập tức nảy ra ý tưởng sử dụng chuyên cơ đưa Eichmann về Ixraen.

Nếu như vậy phải bắt được Eichmann trước khi chuyên cơ chở các nhà lãnh đạo Ixraen về nước. Nhưng thời gian bắt hắn và thời gian chuyên cơ cất cánh không được quá xa nhau, để tránh trường hợp thông tin về việc Eichmann mất tích loang ra, gây khó khăn cho việc đưa hắn về Ixraen.

Sự ly kỳ của vụ bắt cóc Eichmann là nguồn cảm hứng của nhiều tác giả.

Ngoài ra kế hoạch bắt cóc Eichmann phải tuyệt đối giữ bí mật ngay cả đối với các quan chức cấp cao của Ixraen đi trên chuyên cơ. Sau khi cân nhắc Harel quyết định sẽ bắt cóc Eichmann vào tối 10/5/1960 để nhanh chóng đưa hắn lên chuyên cơ trở về Ixraen vào ngày hôm sau.

Những tính toán chu toàn của Harel đã nhận được cái gật đầu đồng ý của Gurion. Liền sau đó Harel và 11 thành viên trong biệt đội hành động lên đường đi Achentina, họ xuất phát từ những địa điểm, thời gian khác nhau và cũng không ai ngồi cùng ai trên một chuyến bay. Hạ cánh xuống sân bay Buenot Airet, các thành viên biệt đội hành động mỗi người vào ở một khách sạn ngắm từ trước.

Từ đại bản doanh là một căn hộ đi thuê ở Buenot Airet, Harel bí mật liên lạc với các thành viên biệt đội hành động. Họ phát hiện tên đồ tể thường xuyên về nhà vào lúc 19 giờ 40 phút trên tuyến xe buýt số 203 và xuống ở một bến gần nhà.

Ngày 1/5 Harel đột nhiên nhận được tin xấu từ Te Avip báo rằng thời gian đến Achentina của đoàn đại biểu Ixraen bị lùi lại tới 17 giờ ngày 19/5. Nguyên nhân theo phía Achentina là khi đó họ mới có thể đảm bảo đón đoàn Ixraen với nghi lễ long trọng được. Havel rất bối rối vì mọi công tác chuẩn bị cho việc bắt cóc Eichmann đã sắn sàng giờ phải lùi lại 9 ngày. Trong khoảng thời gian đó không ai dám chắc sẽ xẩy ra chuyện gì. Harel quyết định hành động theo kế hoạch, bắt cóc Eichmann vào tối 10/5 và sau đó sẽ giam giữ hắn ở một địa điểm bí mật.

Đây quả thật không phải là một chuyện dễ dàng, bởi từ ngày bắt cóc tới ngày rời Achentina là khoảng thời gian khá dài, chỉ cần sơ xuất nào cũng có thể khiến sự nỗ lực của họ đổ xuống sông xuống biển. Harel ra lệnh cho cấp dưới thuê một số căn biệt thự kín đáo, ít ai ngờ tới để làm địa điểm giam giữ Eichmann và cũng là nơi ẩn náu cho biệt đội hành động trong trường hợp lực lượng an ninh Achentina triển khai chiến dịch tìm kiếm sau khi nhận được tin báo về sự mất tích của công dân Clemento (Eichmann).

Nhận dạng Eichmann lưu trong hồ sơ của cơ quan an ninh Ixrael

19 giờ 25 phút ngày 10/5, toàn bộ thành viên biệt đội hành động vào vị trí. Đường Garibaldi cách xa trung tâm Buênốt Airet, nên rất vắng vẻ, thi thoảng mới có một chiếc xe chạy qua.

19 giờ 40 phút tối, không thấy bóng dáng Eichmann đâu. Một chuyến xe buýt nữa đến rồi đi, Eichmann vẫn bặt dạng. Các thành viên biệt đội hành động như ngồi trên đống lửa.

20 giờ 5 phút, khi Harel nghĩ đến chuyện rút lui thì một chuyến xe buýt nữa đang tới. Một người đàn ông bước xuống. „Đúng là hắn!“ Tất thảy thành viên biệt đội hành động đều vui mừng khôn tả. Đợi chiếc xe buýt rời bến, nhân viên đặc vụ Mossad trên chiếc xe đỗ đối diện với Eichmann bật đèn pha. Khi Eichmann đang bị đèn pha làm chói mắt thì hai đặc vụ phía sau nhào đến quật ngã hắn xuống đường, khoá tay, lôi vào xe. Mọi sự diễn ra như trong một bộ phim hành động. Đường Garibaldi khi đó tịnh không một bóng người.

Kỳ cuối: Quà tặng đặc biệt

Sau khi bắt được Clemento, Harel ra lệnh đưa hắn về giam giữ tại“cung điện“ mật danh của một ngôi nhà ba tầng ở Buenot Airet mà hai đặc vụ Mossad đóng giả làm vợ chồng thuê. Nhằm che giấu những người xung quanh cặp“vợ chồng“ này mua sắm một loạt vật dụng như thể họ vừa mới cưới và cần trang bị cho cuộc sống gia đình. Ngay trong đêm đó Clemento đã bị thẩm vấn và thừa nhận tên thật của mình là Adolf Eichmann, có số thẻ đảng viên đảng Đức quốc xã 889895.

Ngày 19/5/1960 chuyên cơ chở các nhà lãnh đạo Ixraen hạ cánh xuống Buenot Airet. Tới lúc này Eichmann bị giam giữ tại“cung điện“ được chín ngày mọi công việc áp tải cho tên đồ tể về Ixraen cũng đã hoàn tất.

Khoảng 20 giờ tối ngày 20/5/1960 tất cả thành viên biệt đội hành động được lệnh thay quần áo, chuyển sang mặc đồng phục của hãng hàng không quốc gia Ixraen. Eichmann cũng biến thành nhân viên của hãng hàng không quốc gia Ixraen. Trước khi lên xe ra sân bay. Eichmann bị tiêm một mũi an thần cực mạnh, đủ để hắn mất tri giác trong vài tiếng đồng hồ. Đúng giờ quy định một chiếc xe mang logo của hãng hàng không quốc gia Ixraen tới đón tất cả thành viên biệt đội hành động cùng Eichmann ra sân bay. Tất cả mọi việc đều suôn sẻ.

0 giờ 5 phút ngày 21/05/1960 chiếc chuyên cơ của Ixraen cất cánh rời phi trường Buenot Airet bay về hướng đông. Kế hoạch bắt cóc tên sát nhân ghê rợn nhất mọi thời đại thành công mỹ mãn.

Máy bay vừa hạ cánh xuống sân bay Ten Avip, Harel lên xe đến thẳng văn phòng thủ tướng. Gặp Gurion, Harel tươi cười nói“tôi vừa mang về cho ngài một món quà“ Gurion xúc động quá không nói lên lời, ôm chặt lấy Harel.

Eichmann ngồi nghe xử án trong lồng kính chống đạn

4 giờ chiều ngày 23/05/1960 Gurion đến trụ sở Quốc hội thông báo tin Eichmann bị Ixraen đã bị Mossad bắt giữ và đưa về Ixraen thành công. Tất cả nghị sỹ Ixraen đều đứng dậy vỗ tay. Tuy nhiên, khi tin Eichmann bị Ixraen bắt cóc loan tải Achentina đã yêu cầu hội đồng Bảo an liên hiệp quốc nhóm họp khẩn cấp để phản đối“Hành động vi phạm chủ quyền“ nước này của Ixraen. Đại diện Ixraen tại Liên hiệp quốc Golda Meir cho rằng việc bắt cóc Eichmann do một nhóm cá nhân Ixraen làm, không liên quan gì đến cơ quan an ninh nước này, nên chỉ có thể coi đó là hành động cá nhân vi phạm luật pháp Achentina. Sau đó hai nước đã có nhiều cuộc tiếp xúc để thương lượng hoà giải và những tranh cãi đã chấm dứt vào ngày 3/8/1960 với việc đưa ra tuyên bố chung về nuóc này, trong đó nhấn mạnh tới hy vọng quan hệ bạn bè truyền thống giữa Buenot Airet và Te Avip sẽ tiếp tục phát triển.

Ngày 11/4/1961 Eichmann được đưa ra xét xử tại một toà án ở Jerusalem. Để đảm bảo an toàn người ta thiết kế riêng cho nó 1 chiếc lồng kính chống đạn. Phiên toà đã nghe lời kể của 100 nhân chứng, trong đó đa số là nạn nhân Holicaust, còn lại là người nước ngoài. Nhân chứng đặc biệt sỹ quan hải quân Mỹ Michel A. Musmanno cho biết, khi ông thẩm vấn Hermann Goring tại toà án binh Nümberg(xét xử tội phạm chiến tranh) nhân vật số 2 của Đức quốc xã này nói rằng Eichmann chính là người quyết định khi nào người Do Thái tại nước nào phải chết. Theo Otto Winkelmann, cựu sỹ quan chỉ lực lượng SS tại Budapet (Hungari) Eichmann là một người “không hề dè dặt khi sử dụng quyền lực và không có giới hạn đạo đức, sẵn sàng không tuân lệnh cấp trên nếu ông ta cho rằng hành động của mình đúng như tinh thần chỉ đạo của Đức quốc trưởng Hitler.

Toàn cảnh phiên toà xét xử Eichmann năm 1961.

Ngày 14/8/1961 phiên toà xét xử Eichmann kết thúc phần tranh tụng. Ngày 11/12/1961 toà án tuyên án Eichmann đã phạm tổng cộng 15 tội danh và phải nhận mức án cao nhất. Trong lời tuyên án chánh án tuyên bố:“Eichmann bào chữa rằng hắn chỉ hành động theo mệnh lệnh của cấp trên, nhưng thực ra hắn là cấp trên của chính mình và tự đưa ra những quyết định về kế hoạch chống người Do Thái. Ý tưởng về cái gọi là“Giải pháp cuối cùng“ đáng lý sẽ không biến dạng thành cuộc tàn sát man rợ hàng triệu người Do Thái nếu không có đầu óc cuồng tín và lòng dạ khát máucuar bị cáo và những kẻ đồng loã“.

Đơn chống án và đơn xin tha mạng của hắn đều bị Toà án tối cao và Thủ tướng Ixraen bác bỏ. Vài phút trước khi bước sang ngày mới 1/6/1962 Eichmann bị đưa lên giá treo cổ trong nhà tù Ramla. Sau khi Eichmann đền tội người ta lập tức thiêu xác hắn, rồi đưa lọ đựng tro cốt của hắn xuống tàu mang ra hải phận quốc tế ném xuống biển. Cơn ác mộng lởn vởn trong giấc ngủ của hàng triệu người Do Thái không còn nữa.

Nguồn

Hướng dẫn chăm sóc cây

Bạn có thể thích

Ant Green
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn