Trong chiến dịch tiến công đường không 12 ngày đêm đánh vào Hà Nội, Bộ chỉ huy không quân chiến lược Mỹ bố trí đội hình như sau, tốp đi đầu thường sử dụng máy bay chiến thuật F-4, sau đó mới đến biên đội 3 chiếc B-52.

Máy bay ném bom B52

Mục đích của các tốp F4 đi đầu là gây nhiễu trong đội hình, nhằm che giấu các tốp B-52 bay sau đó, khoảng dãn cách bay chừng 10 phút, độ cao giống như B-52, khoảng 9.000 mét.

Điều nguy hiểm là chính những tốp này mang theo tên lửa chống ra-đa Sơ-rai (Shrike). Khi phát hiện có sóng của đài điều khiển tên lửa chiếu xạ, lập tức F-4 phóng tên lửa này về phía trận địa. Tên lửa Sơ-rai có khả năng tự dẫn bắn theo chính búp sóng do đài điều khiến tên lửa SA-75 (SAM-2) phát tới. Với tốc độ cao, tên lửa Shrike sẽ lao vào bắn phá đài ra-đa, vô hiệu hóa vũ khí phòng không để các tốp B-52 vào ném bom an toàn.

Với các trận địa tên lửa phòng không của ta, khi ra-đa đài 1( P-12) phát hiện tốp máy bay F-4 bay giả lập B-52 rất dễ bị lừa để hướng đài điều khiển “rọi” sóng ra-đa ngắm bắn vào mục tiêu giả này.

Máy bay F4 hộ tống B52

Tuy nhiên, địch không ngờ “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, các chỉ huy tiểu đoàn hỏa lực của Trung đoàn 261, 257…đã dày dạn kinh nghiệm trong chiến đấu. Khi đài 1 báo cáo có tốp máy bay, nghi là tốp B-52, tiểu đoàn trưởng thường ra lệnh “phát sóng” nhử, rồi tắt nhanh. Phản ứng của F-4 (máy bay tiêm kích hộ tống) khi bị chiếu xạ dẫn bắn là là phóng Sơ-rai, rồi cơ động đội hình vì chính chúng cũng sợ tên lửa SAM-2.

Cũng nhờ việc cơ động của chúng, trên màn hiện sóng của đài điều khiển, các sĩ quan và trắc thủ nhận ngay đó là F-4 nhờ các dấu hiệu như: Dải nhiễu đang ổn định, bỗng nhiên xao động hỗn loạn, độ cao tốp mục tiêu thay đổi nhanh, thậm chí có sĩ quan điều khiển còn nhìn thấy tín hiệu Sơ-rai lao xuống.

Tên lửa SAM-2, ở Việt Nam được gọi là “Rồng lửa Thăng Long” đã đánh sập uy thế không lực Mỹ trong 12 ngày đêm năm 1972

Động thái của kíp chiến đấu bây giờ là kịp thời ngừng phát sóng để Sơ-rai mất nguồn sóng dẫn và bay chệch trận địa. Tiếp theo là toàn kíp chú tâm vào “chộp” tốp B-52, mục tiêu “đắt giá” trong cự ly thích hợp. Tuy vậy, để phát sóng “nhử”, phải có kinh nghiệm thao tác, làm chủ khí tài, phải có lòng dũng cảm và bản lĩnh chiến đấu cao.

Đã có những trường hợp đau xót xảy ra, do bị hút vào các tốp máy bay chiến thuật, địch đã kịp phóng tên lửa chống ra-đa gây tổn hại đến trận địa, khí tài hỏng; cán bộ, chiến sĩ hy sinh.

Rút kinh nghiệm từ thực tế chiến đấu, Bộ đội Tên lửa nhận ra: Tín hiệu B-52 ít thay đổi độ cao nhanh, dải nhiễu tuy rất dày, nhưng không xao động hỗn loạn. Nếu có khác thì đó chính là F-4 giả dạng.

Nguồn

Hướng dẫn chăm sóc cây

Bạn có thể thích

Ant Green
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn