Những hình ảnh cán bộ chiến sỹ Hải Quân Nhân Dân Việt Nam trước sự kiện  Hoàng Xa ngày 14-3-1988 Trung Quốc đánh chiếm tại vùng biển Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao.

Tổ quốc tri ơn các Anh…

Trường Sa 1988

Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ (đeo quân hàm) và tập thể tàu HQ-505 anh hùng Ảnh: Nguyễn Viết Thái.

Trường Sa 1988

Những ngày này có thể đã có buổi lễ truy điệu các liệt sĩ CQ-88 tại khu vực nghĩa trang lệt sĩ Cam Ranh

Trường Sa 1988
Trường Sa 1988
Trường Sa 1988

Trường Sa 1988
Khởi hành từ Quân cảng Cam Ranh vào một buổi sáng trời êm, biển lặng. Đại dương một màu xanh biếc.(chú thích của bác Nguyễn Việt Thái)

Trường Sa 1988
Trong hai ảnh trên bác Thái chụp tàu HQ-861. Có thể các lãnh đạo cao cấp đã đi trên con tàu này còn bác Thái đi trên một con tàu khác nhỏ hơn.

Trường Sa 1988
Đá Lát ngày đó quân ta vẫn đóng trên nhà cao cẳng. Lưu ý hai chú "cảnh vệ" đã có mặt rất sớm, vẫy đuôi mừng khách.

Trường Sa 1988
Tank đựng nước bằng nhôm bên tay phải là của cải quý nhất của lính đảo. Ngoài cùng bên trái là bác NV Thái.

Trường Sa 1988
Chụp ảnh lưu niệm tại Đá Lát nào.

Trường Sa 1988
Chiến sỹ trẻ đảo Đá Lát tháng 5/1988.

Trường Sa 1988
Người bạn thân thiết của các chiến sĩ

Trường Sa 1988
Phút chia tay lưu luyến. Tạm biệt nhé, những người lính trẻ dũng cảm.

Trường Sa 1988

Công việc hằng ngày của lính đảo: lau chùi súng đạn, tập phòng thủ dưới cái nắng gay gắt.

Trường Sa 1988
Trường Sa 1988
Trường Sa 1988
Trường Sa 1988

Trường Sa 1988
Nhà cao cẳng trên đảo Đá Lát. Cờ Tổ quốc được sơn lên mái tôn như khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên đảo này. Xa xa là những gì còn lại của chiếc tàu Tuscany bị bão đánh dạt lên đảo từ năm 1962.

Trường Sa 1988

Bên phải là những gì còn lại của phần mũi tàu Tuscany,bị bão đánh lên đảo rồi mắc cạn từ năm 1962, không hiểu từ đâu các chiến sĩ ta cho rằng đây là chiếc tàu ma có từ thời Pháp. "Ma" vì bất kỳ chiếc tàu nào định kéo nó đi cũng sẽ bị mắc cạn.

Tật ra vì chiếc tàu này nằm quá sâu trong đảo nên mọi nổ lực cứu nó đều vô vọng. Ngay từ năm 1962 chủ tàu đã đành phải bỏ tàu vì không có cách nào kéo nó trở lại với biển .

 

Trường Sa 1988

Ảnh trên bác Thái chú thích là "Hai chiếc tàu chiến của Hải quân Trung Quốc triển khai đội hình kẹp tàu chúng tôi vào giữa. " Theo Vaputin bác Thái đã nhầm lẫn trong chú thích này.

Từ trái qua phải trong ảnh là nhà cao cẳng của đảo Đá Lát, pông tông, một chiếc Petya và xác tàu Tuscany. HQ TQ không có Petya nên chiếc Petya này chỉ có thể là của HQ VN. Chiếc Petya này có thể là HQ-11 vì HQ-11 cũng xuất bến cuối tháng 4. Chiếc này đã có thễ đã được lệnh tuần tra khu vực Đá Lát và Đá Tây vài ngày trước khi phái đoàn ra đảo nhằm bảo vệ cho các sĩ quan cao cấp của Việt Nam. Sau đó HQ-11 đã đi thẳng ra Đá Lớn để bảo vệ Đảo này trong nhiều tháng trời. Ở Đá Lớn ngày 10/7/1988 HQ-11 đã cứu sống ba sĩ quan Mỹ khi máy bay họ bị rơi.

Trường Sa 1988

Chiếc Petya đi theo sau HQ-861

Trường Sa 1988

Đá Đông là một trong những đảo chìm của quần đảo Trường Sa. Đảo chìm - Như các bạn thấy trong hình, là một căn nhà Cao cẳng, đứng giữa mênh mông biển cả. Đây là một phần đá san hô có thể nhô lên khỏi mặt nước khoảng 50, 60 cm mỗi khi nước biển rút xuống.

Trường Sa 1988

Những người lính sống ở đảo chìm cả ngày quanh quẩn trong vài chục mét vuông nhà. Khi triều xuống, họ cũng có thể xuống " dạo chơi" vài bước. Mỗi đảo, thường nuôi rất nhiều c hó. Những người lính đảo rất quý các chú khuyển này và coi chúng như những người bạn thân thiết. Đảo Đá Đông. tháng 5/1988.

Trường Sa 1988

Đảo Đá Đông. tháng 5/1988

Trường Sa 1988
Trường Sa 1988

Trường Sa 1988

Bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Nguyễn Viết Thái

Còn tiếp…

Hướng dẫn chăm sóc cây

Bạn có thể thích

Ant Green
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn